Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm

Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm

Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm

Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm
Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm

Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm cũng là một hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên khác với thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thông thường thì thủ tục tạm nhập tái xuất hàng triển lãm có nhiều điểm khác biệt về quy trình, chứng từ, thủ tục, cách thức thực hiện,…

Do đó ở bài viết dưới đây, chúng tôi hướng dẫn bạn cụ thể quy trình làm chung và công việc của người làm nghề xuất nhập khẩu là gì khi thực hiện tạm nhập tái xuất hàng triển lãm.

Tên thủ tục đối với Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập dự hội chợ triển lãm;

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá:

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế:

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan:

Bước 4: Phúc tập hồ sơ.

Bước 5: Thanh khoản tờ khai tạm nhập.

Ngoài ra do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:

1.Địa điểm làm thủ tục hải quan:

Chi cục Hải quan nơi có Hội chợ, triển lãm hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu.

2.Thời hạn tái xuất, tái nhập hàng triển lãm

– Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.

– Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

– Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm thực hiện theo quy định tại Điều 136 và Điều 137 Luật Thương mại..

Địa điểm làm thủ tục

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ

*Thành phần hồ sơ gồm:

  • Tờ khai hải quan: 02 bản chính
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 bản sao;
  • Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, và 01 bản sao;
  • Bản kê chi tiết: 01 bản chính, và 01 bản sao;
  • Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy;
  • Giấy mời tham dự hội chợ, triển lãm;
  • Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức hội chợ, triển lãm.

*Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)

– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy  đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):

+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;

+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa. 

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc. 

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

– Cơ quan phối hợp (nếu có):

Phí, lệ phí (nếu có)

Phí, lệ phí: 20.000 đồng (172/2010/TT-BTC).

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có)

Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm
Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm

Từ những quy định rõ ràng, cụ thể về cách làm hàng tạm nhập tái xuất dự triển lãm ở trên, người làm nghề xuất nhập khẩu cần thực hiện các bước công việc như sau:

Bước 1

Cần lưu ý, trước hết phải xác định thật rõ nhu cầu tạm nhập để chọn đúng loại hình và chuẩn bị các chứng từ phù hợp với loại hình đó. Một số nhu cầu cơ bản  theo loại hình này:

– Hàng được cho mượn để giới thiệu sản phẩm (cần có hợp đồng, mail thỏa thuận cho mượn trong thời hạn bao lâu, mục đích)

– Hàng có xuất xứ Việt Nam cần tái nhập để bảo hành cho khách (cần có hợp đồng mua bán có điều khoản bảo hành còn hiệu lực)

– Hàng cần đem đi triễn lãm nhưng sẽ phải tái nhập về (phải có giấy mời, thư bảo lãnh, hợp đồng thuê mướn…-tùy theo trường hợp).

– Hàng thuê có thời hạn (phải có hợp đồng cho thuê – ghi rõ thời hạn thuê).

– Hàng đem qua nước ngoài kiểm tra, test, lấy mẫu phân tích (dạng này cần phải chắc chắn tái nhập về nếu kiểm tra đạt /không đạt, test đủ tiêu chuẩn/ không đủ tiêu chuẩn…)

Bước 2: sau khi xác định rõ là hàng làm theo dạng tạm nhập – tái xuất, cần phải chuẩn bị đầy đủ các chứng từ như sau

– Hợp đồng sửa chữa, hợp đồng bảo hành, hợp đồng thuê mướn… (đã nêu ở trên)

– Commercial Invoice được cung cấp từ công ty người gửi. Giá trị hàng hóa tùy trường hợp, có thể là 100% giá trị nếu hàng mới mua chưa sử dụng hay hàng đem đi triễn lãm, hoặc chỉ còn 10-20% giá trị ban đầu do có khấu hao sử dụng.

– Packing List

– Công văn xin tạm nhập – tái xuất

– Tờ khai tạm nhập

– Vận đơn

Lưu ý quan trọng: cần thể hiện rõ số serial number, model, hãng sản xuất, xuất xứ trên chứng từ trùng khớp với trên hàng hóa. -> có thể yêu cầu chụp lại ảnh trước khi gửi hàng đi để kiểm tra với chứng từ.

– Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế đối với hàng tạm nhập ngoại trừ trường hợp tạm nhập theo hình thức thuê mượn có phải thanh toán phí thuê mượn cho đầu nước ngoài. Thuế nhập khẩu sẽ được tính theo phí thuê mượn dựa vào mã HS của hàng hóa như lúc nhập kinh doanh bình thường. Hàng sẽ không chịu thuế VAT (điểm này quan trọng).

Bước 4

Làm thủ tục hải quan, thông quan. Quy trình này cũng giống như quy trình hàng nhập bình thường.

Bước 5

Theo dõi và đảm bảo thời gian tạm nhập luôn còn hạn hiệu lực, nếu thấy sắp đến hiệu lực mà hàng hóa chưa sẵn sang để gửi trả cần gia hạn thêm… thì bạn phải làm thủ tục gia hạn cho tờ khai tạm nhập.

Bộ hồ sơ cho quy trình này là:

– Tờ khai tạm nhập bản gốc (liên do người nhập khẩu giữ) + bản photo sao y

– Công văn xin gia hạn 

– Hợp đồng sữa chữa, thuê mướn, triển lãm…

– Điều khoản, phụ lục có ghi gia hạn trong hợp đồng thuê mướn; hoặc email, công văn thông báo cần thêm thời gian sửa chữa, thuê mượn, triễn lãm…

Sau khi trình hải quan, hải quan tại chi cục mở tờ khai tạm nhập sẽ xác nhận trên tờ khai là gia hạn đến bao lâu.

Bước 6: Giả sử như hàng hóa đã xong việc, cần tái xuất trả, đây là lúc quan cần lưu ý một số điểm như sau

– Xác định là đúng hàng hóa đã được nhập về (trùng serial number, model hay thông số trên tờ khai tạm nhập)

Sau khi xác định đầy đủ các yếu tố thì  liên hệ book lịch tàu, lịch bay để làm thủ tục tái xuất cho lô hàng

Book lịch tàu, lịch bay…Lấy B/L hay AWB khi hàng đã hoàn tất tái xuất.

Bước 7: Làm thủ tục tái nhập cho lô hàng

Cần chuẩn bị bộ hồ sơ tái xuất như sau:

  • Tờ khai tái xuất khẩu thông tin hàng như tờ khai tạm nhập có thể xuất làm nhiều lần cho lô hàng tạm nhập.
  • Công văn tái xuất
  • Invoice
  • Packing List
  • Vận đơn xuất

Chuyển phát nhanh đi Thái Lan

Chuyển phát nhanh đi Mỹ

Rate this post