Nhiều dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc – Nam chuẩn bị khởi công

Vận chuyển tàu hỏa Bắc Nam

Nhiều dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc – Nam chuẩn bị khởi công

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, trong năm nay đơn vị sẽ khởi công nhiều dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam (tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh) và các ga phía Bắc.

Cụ thể, ngay trong năm nay, 4 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh  đoạn Hà Nội – Vinh, Vinh – Nha Trang, Nha Trang – Sài Gòn và dự án các ga phía Bắc, vốn trung hạn 2021-2025 sẽ hoàn thành lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án.
Vận chuyển tàu hỏa Bắc Nam
Vận chuyển tàu hỏa Bắc Nam
Cùng với đó, việc ký kết hợp đồng và triển khai lập thiết kế bản vẽ thi công, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các gói thầu xây lắp cũng sẽ hoàn thành để khởi công trong năm 2022. Được biết 4 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội – Vinh, Vinh – Nha Trang, Nha Trang – Sài Gòn có tổng vốn hơn 3.100 tỷ đồng. Trong khi đó dự án cải tạo các ga trên tuyến đường sắt phía Bắc sẽ nâng cấp 9 ga gồm: 3 ga hành khách và 6 ga hàng hóa với tổng mức đầu tư là 350 tỷ đồng. Cũng theo Ban Quản lý dự án đường sắt, dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét (Quảng Bình), tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh  sẽ hoàn thành khảo sát hiện trường, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, lập hồ sơ mời thầu các gói thầu, khởi công trong năm 2022. Về các công trình, dự án an toàn giao thông đường sắt do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thực hiện, đại diện VNR cho biết, trong năm 2022, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ triển khai thực hiện nâng cấp, cải tạo 82 đường ngang biển báo và bổ sung tín hiệu đối với 112 đường ngang có người gác. Về dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt với tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng sử dụng vốn trung hạn 2016-2020 đang triển khai, đại diện Bộ Giao thông Vận tải thông tin, đến này dự án này đang được các nhà thầu gấp rút triển khai, dự kiến cơ bản hoàn thành vào giữa năm 2022 trừ một số công trình bị chậm lại do vướng giải phóng mặt bằng có thể phải kéo dài đến năm 2023. Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư, quản lý 3 trong 4 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt gói 7.000 tỷ đồng) cho hay, đến hết năm 2021, các dự án này đã hoàn thành phần lớn các công trình, hạng mục quan trọng. “Theo kế hoạch ban đầu, đến hết năm 2021 hoàn thành toàn bộ gói 7.000 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, cùng đó là mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai dự án. Nhiều gói thầu bị chậm tiến độ do địa phương vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, chậm bàn giao mặt bằng thi công”, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt chia sẻ.Cũng theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt, mặc dù vậy, với sự nỗ lực của Ban, tư vấn, nhà thầu và sự phối hợp của các đơn vị liên quan, đã khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng được chất lượng công trình; hoàn thành bàn giao các gói thầu quan trọng đưa vào khai thác. Đến hết năm 2021, đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu cho 27/28 gói thầu xây lắp và các gói thầu phụ trợ; tiến hành bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng 6 gói thầu dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh (dự án Hà Nội – Vinh), 8 gói thầu Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn (dự án Nha Trang – Sài Gòn), bàn giao 70/127 cầu thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh (dự án cầu yếu).
Cụ thể, dự án Hà Nội – Vinh, sản lượng thi công đạt khoảng 76,9% so với giá trị hợp đồng; hoàn thành 11/16 hạng mục ga; hoàn thành cải tạo kiến trúc tầng trên 73,75km/74,95 km trên 15 khu gian thuộc hạng mục công trình cải tuyến để trả tốc độ; hoàn thành 2 công trình hành lang đảm bảo an toàn giao thông.
Dự án Nha Trang – Sài Gòn đã bàn giao xong gói 15; nghiệm thu hoàn thành khu gian các gói thầu số 16, 17, 18, 19, 20 và đang tiến hành bàn giao các khu gian. Sản lượng thi công đạt khoảng 75%. Dự án cầu yếu có 7/11 gói đã cơ bản hoàn thành thi công; cơ bản hoàn thành sàng dầm 109/111 cầu làm mới. Sản lượng thi công đạt khoảng 86,4%. Đối với dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang (Dự án Vinh – Nha Trang) do Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư, đại diện đơn vị này này cho biết, đến nay 4/7 gói thầu xây lắp; trong đó có phần đường đã nghiệm thu hoàn thành trong năm 2021. Giá trị thực hiện dự án đạt khoảng 75%. Chia sẻ về những khó khăn trong giải phóng mặt bằng tại dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc – Nam, ông Mai Minh Việt, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay, khó khăn trong giải phóng mặt bằng tại các dự án này đến từ dự án nằm trải dài trên phạm vi rộng, trong khi đó diện tích giải phóng thấp nên rất mất nhiều thời gian cho công tác này. “Bên cạnh đó, hiện trạng tuyến đường sắt Bắc – Nam đã có từ lâu đời, phạm vi dọc tuyến đường sắt vẫn còn tồn tại các diện tích đất tranh chấp giữa hành lang bảo vệ đường sắt và các hộ dân chưa được rõ ràng. Tình trạng tách nhập hộ khẩu, lấn chiếm, chuyển quyền sử dụng đất đai trong phạm vi đường sắt nhằm mục đích trục lợi vẫn còn xảy ra. Địa phương rất khó khăn trong xác định nguồn gốc đất để thực hiện giải phóng mặt bằng”, ông Mai Minh Việt cho hay. Một khó khăn nữa trong giải phóng mặt bằng các dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc – Nam theo chia sẻ của ông Mai Minh Việt đó là việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tại các địa phương được thực hiện trong điều kiện chính sách bồi thường hỗ trợ còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với giá thị trường nhưng chậm được điều chỉnh. Vẫn còn nhiều ý kiến khiếu nại với phương án giải phóng mặt bằng của các hộ dân có phạm vi ảnh hưởng…
Quang Toàn (TTXVN)

Nhiều dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc – Nam chuẩn bị khởi công

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, trong năm nay đơn vị sẽ khởi công nhiều dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam (tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh) và các ga phía Bắc.

Cụ thể, ngay trong năm nay, 4 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh  đoạn Hà Nội – Vinh, Vinh – Nha Trang, Nha Trang – Sài Gòn và dự án các ga phía Bắc, vốn trung hạn 2021-2025 sẽ hoàn thành lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án. Cùng với đó, việc ký kết hợp đồng và triển khai lập thiết kế bản vẽ thi công, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các gói thầu xây lắp cũng sẽ hoàn thành để khởi công trong năm 2022. Được biết 4 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội – Vinh, Vinh – Nha Trang, Nha Trang – Sài Gòn có tổng vốn hơn 3.100 tỷ đồng. Trong khi đó dự án cải tạo các ga trên tuyến đường sắt phía Bắc sẽ nâng cấp 9 ga gồm: 3 ga hành khách và 6 ga hàng hóa với tổng mức đầu tư là 350 tỷ đồng. Cũng theo Ban Quản lý dự án đường sắt, dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét (Quảng Bình), tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh  sẽ hoàn thành khảo sát hiện trường, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, lập hồ sơ mời thầu các gói thầu, khởi công trong năm 2022. Về các công trình, dự án an toàn giao thông đường sắt do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thực hiện, đại diện VNR cho biết, trong năm 2022, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ triển khai thực hiện nâng cấp, cải tạo 82 đường ngang biển báo và bổ sung tín hiệu đối với 112 đường ngang có người gác. Về dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt với tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng sử dụng vốn trung hạn 2016-2020 đang triển khai, đại diện Bộ Giao thông Vận tải thông tin, đến này dự án này đang được các nhà thầu gấp rút triển khai, dự kiến cơ bản hoàn thành vào giữa năm 2022 trừ một số công trình bị chậm lại do vướng giải phóng mặt bằng có thể phải kéo dài đến năm 2023. Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư, quản lý 3 trong 4 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt gói 7.000 tỷ đồng) cho hay, đến hết năm 2021, các dự án này đã hoàn thành phần lớn các công trình, hạng mục quan trọng. “Theo kế hoạch ban đầu, đến hết năm 2021 hoàn thành toàn bộ gói 7.000 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, cùng đó là mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai dự án. Nhiều gói thầu bị chậm tiến độ do địa phương vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, chậm bàn giao mặt bằng thi công”, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt chia sẻ.
Vận chuyển tàu hỏa Bắc Nam
Vận chuyển tàu hỏa Bắc Nam
Cũng theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt, mặc dù vậy, với sự nỗ lực của Ban, tư vấn, nhà thầu và sự phối hợp của các đơn vị liên quan, đã khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng được chất lượng công trình; hoàn thành bàn giao các gói thầu quan trọng đưa vào khai thác. Đến hết năm 2021, đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu cho 27/28 gói thầu xây lắp và các gói thầu phụ trợ; tiến hành bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng 6 gói thầu dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh (dự án Hà Nội – Vinh), 8 gói thầu Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn (dự án Nha Trang – Sài Gòn), bàn giao 70/127 cầu thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh (dự án cầu yếu).
Cụ thể, dự án Hà Nội – Vinh, sản lượng thi công đạt khoảng 76,9% so với giá trị hợp đồng; hoàn thành 11/16 hạng mục ga; hoàn thành cải tạo kiến trúc tầng trên 73,75km/74,95 km trên 15 khu gian thuộc hạng mục công trình cải tuyến để trả tốc độ; hoàn thành 2 công trình hành lang đảm bảo an toàn giao thông.
Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm
Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm
Dự án Nha Trang – Sài Gòn đã bàn giao xong gói 15; nghiệm thu hoàn thành khu gian các gói thầu số 16, 17, 18, 19, 20 và đang tiến hành bàn giao các khu gian. Sản lượng thi công đạt khoảng 75%. Dự án cầu yếu có 7/11 gói đã cơ bản hoàn thành thi công; cơ bản hoàn thành sàng dầm 109/111 cầu làm mới. Sản lượng thi công đạt khoảng 86,4%. Đối với dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang (Dự án Vinh – Nha Trang) do Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư, đại diện đơn vị này này cho biết, đến nay 4/7 gói thầu xây lắp; trong đó có phần đường đã nghiệm thu hoàn thành trong năm 2021. Giá trị thực hiện dự án đạt khoảng 75%. Chia sẻ về những khó khăn trong giải phóng mặt bằng tại dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc – Nam, ông Mai Minh Việt, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay, khó khăn trong giải phóng mặt bằng tại các dự án này đến từ dự án nằm trải dài trên phạm vi rộng, trong khi đó diện tích giải phóng thấp nên rất mất nhiều thời gian cho công tác này. “Bên cạnh đó, hiện trạng tuyến đường sắt Bắc – Nam đã có từ lâu đời, phạm vi dọc tuyến đường sắt vẫn còn tồn tại các diện tích đất tranh chấp giữa hành lang bảo vệ đường sắt và các hộ dân chưa được rõ ràng. Tình trạng tách nhập hộ khẩu, lấn chiếm, chuyển quyền sử dụng đất đai trong phạm vi đường sắt nhằm mục đích trục lợi vẫn còn xảy ra. Địa phương rất khó khăn trong xác định nguồn gốc đất để thực hiện giải phóng mặt bằng”, ông Mai Minh Việt cho hay. Một khó khăn nữa trong giải phóng mặt bằng các dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc – Nam theo chia sẻ của ông Mai Minh Việt đó là việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tại các địa phương được thực hiện trong điều kiện chính sách bồi thường hỗ trợ còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với giá thị trường nhưng chậm được điều chỉnh. Vẫn còn nhiều ý kiến khiếu nại với phương án giải phóng mặt bằng của các hộ dân có phạm vi ảnh hưởng…
Quang Toàn (TTXVN)
Rate this post