Nội Dung
Phụ phí THC là gì trong vận tải đường biển?
Trong vận tải, vận chuyển Container hàng hóa, bên cạnh những mức phí bắt buộc phải chi trả đúng theo như thỏa thuận hợp đồng đã kí kết trước đó thì bao giờ cũng có thêm khoản phụ phí THC đi kèm. Song không phải ai cũng biết và nắm rõ kiến thức về phụ phí THC là gì, mức phí này được tính toán dựa trên cơ sở nào, có sự chênh lệch ra sao giữa các đơn vị dịch vụ chuyên cung cấp trọn gói vận tải Container khối lượng lớn.
THU PHÍ THC Ở VIỆT NAM ĐƯỢC ÁP DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Ngay từ năm 2007, Tại Việt Nam, các hãng tàu shipper quốc tế đã tách riêng THC ra khỏi cước biển và thu phí này. Các hãng tàu khác nhau sẽ áp dụng thu phí THC hiệu quả vào các thời điểm khác nhau, cụ thể như sau:
- Các hãng tàu Viễn Đông FEFC bắt đầu thu phí THC từ ngày 01/05/2007 với mức phí là 65 USD/TEU và 98 USD/FEU
- Các hãng tàu IRFA thu phí THC từ ngày 01/07/2007 với mức phí tương tự FEFC nhưng từ 01/08/2008 tăng lên thành 85 USD/TEU và 115 USD/FEU
- Các hãng tàu nội Á IADA bắt đầu thu phí THC từ ngày 01/06/2007 với mức phí ban đầu là 50 USD/container 20 feet và 75 USD/container 40 feet. Từ 01/01/2008 điều chỉnh tăng lên 60 USD/container 20 feet và 90 USD/container 40 feet.
Song, ở Việt Nam, việc áp dụng thu phí này cũng gây ra không ít tranh cãi. Các chủ hàng Việt Nam cho rằng, việc thu phí THC sẽ khiến mức chi phí họ phải bỏ ra tăng lên. Trong khi đó, các chủ tàu lại cho rằng, khi áp dụng thu phí THC họ đã thực hiện giảm giá cước biển cho chủ hàng nên không làm ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu.
PHỤ PHÍ THC LÀ GÌ?
THC (viết tắt của cụm từ “Terminal Handling Charge”) trong tiếng Việt là phụ phí xếp dỡ tại cảng. Đây được hiểu như là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng. Chẳng hạn như: phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí bốc xếp hàng hóa lên xuống container hàng từ trên tàu xuống, phí xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí quản lý của cảng, phí bến bãi,…
Phí THC có cả ở hai đầu cảng xuất và nhập. Người nhận hàng (Consignee) sẽ chịu các terms (EXW, FCR, FAS) tại cảng xếp (port of loading). Người đóng phụ phí cho các hãng tàu (Shipper) theo các điều kiện giao hàng (DAT, DDP) tại cảng dỡ (port of discharge).
Nhưng trên thực tế, nhiều nhà xuất khẩu phàn nàn rằng, việc thu phí THC đã đẩy rủi ro thương mại của các hãng tàu sang cho họ. Cùng với đó là sự chênh lệch lớn giữa số tiền THC thu được từ khách hàng so với số tiền hãng tàu thực tế phải trả cho cảng không hề có sự minh bạch, rõ ràng vì không có hãng tàu nào công bố chính thức họ phải trả cho cảng cụ thể bao nhiêu chi phí cho một container.
PHỤ PHÍ THC TRONG VẬN CHUYỂN CONTAINER VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Có thể bạn chưa biết, trước năm 1990, các hãng tàu container thường tính giá cước gộp cho tất cả các chi phí vận chuyển, xếp dỡ và các chi phí liên quan khác. Tiếp theo sau đó thì hầu hết các hãng tàu đã tách riêng cước biển và THC ra thành 2 mục đích chính, đó là:
- Thứ nhất: Việc tách THC khỏi cước biển làm tăng thêm tính minh bạch của các khoản phí vận tải, theo đó đó chủ hàng có thể biết được họ phải trả bao nhiêu cho hãng tàu và bao nhiêu cho việc làm hàng tại cảng xếp & cảng dỡ.
- Thứ hai: Việc tách riêng phí THC sẽ giúp bảo vệ các hãng tàu tránh được ảnh hưởng của sự biến động tiền tệ, vì chi phí xếp dỡ tại cảng do các công ty khai thác cảng tính thường được trả bằng tiền địa phương, trong khi đó, cước biển được tính theo đồng đô la Mỹ.
Cước phí vận tải tàu chợ đã bao gồm phí xếp dỡ. Vậy nên, cũng có lý do thắc mắc là tại sao lại thu thêm phụ phí xếp dỡ. Cần hiểu rằng, đây chỉ là việc tách ra hay gộp một khoản phí mà hãng tàu gọi là “THC”. Giả sử cước biển all-in từ Hải Phòng đi Singapore là 200USD, nếu thu phí THC 60USD thì cước biển là 140USD. Về tổng số chi phí mà hãng tàu thu được (và chủ hàng phải trả) là như nhau nhưng việc tách riêng như vậy sẽ giúp chủ hàng biết phải trả cho mỗi bên bao nhiêu chi phí.
Việc áp dụng thu phí THC ở Việt Nam cũng gặp phản ứng mạnh mẽ từ Hội đồng đàm phán phí xếp dỡ container (THC) Việt Nam, bao gồm đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng 7 Hiệp hội có nhiều hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container của Việt Nam là Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Thuỷ sản, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Cà phê-Ca cao, Hiệp hội Chè, Hiệp hội Cây điều, Hiệp hội điện tử.
Theo quan điểm từ phía các chủ hàng Việt Nam, việc thu phí THC làm gia tăng mức chi phí cho các nhà xuất khẩu nhưng các chủ tàu lại cho rằng, khi tách THC ra khỏi giá cước vận chuyển container, hãng tàu thực tế đã tiến hành giảm giá cước vận tải biển nên ít nhiều sẽ không ảnh hưởng đến chủ hàng. Mặc dù quan điểm có khác nhau nhưng các chủ tàu vẫn áp dụng THC tại Việt Nam như thông lệ quốc tế. Và cho đến nay, hầu hết các hãng tàu tại Việt Nam đều thu phí THC tách khỏi cước biển với hàng xuất nhập khẩu.
Thu phí THC ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các hãng tàu quốc tế bắt đầu áp dụng việc thu phí THC (đúng hơn là tách THC khỏi cước biển) từ giữa năm 2007, với thời gian áp dụng khác nhau cho các hãng tàu.
Đầu tiên là Hiệp hội Các hãng tàu Viễn Đông (FEFC), dù không thông qua đàm phán với Việt Nam, đã đơn phương thông báo áp dụng thu THC từ 1/5/2007.
Tiếp theo đó, Hiệp hội Cước biển Đỏ (IRFA) cũng thông báo áp dụng việc tách THC ở Việt Nam từ 1/7/2007 với mức phí cũng giống như FEFC là 65USD/TEU và 98 USD/FEU. Mức phí này từ 1/8/2008 đã được tăng lên 85 USD/TEU và 115 USD/FEU.
Cùng trong khoảng thời gian này, Hội hiệp thương Các chủ tàu nội Á (IADA) cũng tiến hành đàm phán với Hội đồng đàm phán phí xếp dỡ container (THC) Việt Nam về việc tách THC khỏi cước biển. Thời gian áp dụng IADA đưa ra là từ ngày 1/6/2007. Mức áp dụng ban đầu có thể 50/USD container 20 feet và 75 USD/container 40 feet và từ 1/1/2008 sẽ thực hiện 60 USD/container 20 feet và 90 USD/container 40 feet.
Để hiểu rõ hơn bản chất của phụ phí THC, có thể tham khảo Bảng các chi phí cấu thành của THC tại Việt Nam do IADA đưa ra như sau.
TT | Khoản mục | Giá (USD) | |
20’ | 40’ | ||
1 | Lưu container rỗng tại bãi cảng, sau khi dỡ từ tàu/xe tải hoặc sau khi người nhập khẩu trả vỏ rỗng, để cấp cho người xuất khẩu. | 10 | 15 |
2 | Kiểm tra và báo cáo thông tin về chì niêm phong của container hàng tại cổng cảng | 1 | 1 |
3 | Lập kế hoạch và báo cáo tình hình tại hiện trường và tại văn phòng về các hoạt động container hàng tại cảng
|
1 | 1 |
4 | Sắp xếp container có hàng tại cảng | 0 | 0 |
5 | Lưu container hàng tại cảng sau khi hạ hàng cho tới khi xếp lên tàu, hoặc từ khi dỡ hàng khỏi tàu đến khi hàng được kéo ra khỏi cảng. | 2 | 3 |
6 | Dỡ/Xếp container hàng từ/xuống tàu | 57 | 85 |
7 | Dỡ/Xếp vỏ container từ/xuống tàu | 10 | 15 |
8 | Chi phí làm việc ngoài giờ hoặc thêm giờ liên quan đến các dịch vụ trên | 0 | 0 |
9 | Chằng buộc / Tháo chằng buộc | 1 | 1 |
10 | Kiểm đếm | 0 | 0 |
11 | Chi phí cầu bến | 0 | 0 |
TỔNG | 82 | 121 |
Việc áp dụng thu phí THC ở Việt Nam cũng gặp phản ứng mạnh mẽ từ Hội đồng đàm phán phí xếp dỡ container (THC) Việt Nam, gồm đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng 7 Hiệp hội có nhiều hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container của Việt Nam là Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Thuỷ sản, Hiệp hội Cây điều, Hiệp hội Cà phê-Ca cao, Hiệp hội điện tử, Hiệp hội Chè.
Theo quan điểm từ phía chủ hàng Việt Nam, việc thu phí THC làm tăng chi phí cho các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên các chủ tàu lại cho rằng, khi tách THC ra khỏi giá cước vận chuyển container, hãng tàu thực tế đã tiến hành giảm giá cước vận tải biển, và do đó sẽ không ảnh hưởng đến chủ hàng.
Bài viết trên đây hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về phụ phí THC trong vận chuyển đường biển. Bạn đang có nhu cầu khai báo hải quan thì hãy liên hệ tới Vận chuyển Việt Thái, chúng tôi sẽ tư vấn dịch vụ chi tiết nhất.